Hướng dẫn chăm sóc TRẺ SINH NON tại nhà chi tiết và hiệu quả nhất, trẻ sinh non phát triển như thế nào, trẻ sinh non nên uống sữa gì, cách xử lý khi trẻ sinh non bị nôn trớ liên tục hay bị ốm sốt, giúp mẹ chăm bé an toàn và phát triển khỏe mạnh.
Bạn đang gặp vấn đề với trẻ sinh non ? Dù rất muốn động viên bạn nhưng cũng phải thú thực một sự thật là:
+ Chăm sóc trẻ sinh non chưa bao giờ là một công việc dễ dàng ngay cả với những nhân viên y tế được đào tạo một cách đầy đủ tại những trung tâm với những trang thiết bị hiện đại nhất.
+ Do chúng ta phải làm thay thiên chức của người mẹ và điều kiện của tự nhiên bằng những điều kiện nhân tạo. Trẻ nếu được nuôi khỏe mạnh trong bụng mẹ sẽ tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu có thể thì nên cố gắng giúp cho mẹ khỏe mạnh và nuôi trẻ trong bụng mẹ càng lâu càng tốt.
+ Ngoài ra, trẻ sinh non thường đi kèm với vấn đề về sức khỏe sinh sản của người mẹ như tiền sản giật, tăng ure …và trẻ cũng có thể gặp phải các vấn đề như tim bẩm sinh, suy hô hấp…. do vậy việc chăm sóc càng khó khăn hơn.
Bài viết sẽ hơi dài một chút nhưng nó sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà chi tiết nhất, giúp bạn có kiến thức như một điều dưỡng thực thụ cho bé yêu của mình, giúp bé vượt nhanh qua giai đoạn nguy hiểm, bắt kịp đà tăng trưởng. Và bạn sẽ thấy, làm mẹ là một điều tuyệt vời.
1. Thế nào là trẻ sinh non thiếu tháng nhẹ cân.
Trẻ sinh bình thường, đủ tháng là trẻ chào đời trong khoảng thời gian tầm 38-42 tuần thai kể từ kỳ hành kinh cuối cùng của thai phụ và có cân nặng trên 2,5 kg.
Nếu bé sinh trước 37 tuần thì là sinh non, trẻ sinh non có cân nặng từ 1,5kg -2,5kg là sinh nhẹ cân, từ 1000g -1500g là rất nhẹ cân và dưới 1000g là cực nhẹ cân.
Ngoài ra trẻ sinh non nhẹ cân còn được phân loại theo bệnh lý của mẹ hoặc của bé gồm có:
+ Trẻ sinh non nhẹ cân bình thường.
+ Trẻ sinh non do mẹ có các vấn đề về bệnh lý: mẹ có tiền sử sinh thiếu tháng, mẹ quá nhẹ cân, mẹ tăng cân quá ít trong thai kỳ, mẹ bị áp lực căng thẳng trong thai kỳ, mẹ yếu, mẹ tiền sản giật….
+ Trẻ sinh non có các vấn đề về bệnh lý: trẻ tim bẩm sinh, trẻ suy hô hấp, trẻ bị nhiễm trùng…
2. Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng nhẹ cân.
Trẻ sinh non cần phải được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng ngay từ đầu, trong từng chi tiết, hãy lưu ý là bất cứ một sai sót nào, dù nhỏ đều có thể làm tình hình xấu đi nghiêm trọng và rất khó cứu vãn hay hồi phục. Bạn cần chú ý:
a. Vô trùng, tuyệt đối vô trùng:
+ Ngoài những de dọa bé từ những bệnh bẩm sinh thì nhiễm khuẩn là vấn đề nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn có thể đến từ những nguồn, những trường hợp mà mọi người không để ý, hoặc không ngờ tới.
+ Một người lớn viêm họng, hoặc ho sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người đó, do hệ miễn dịch của người lớn rất tốt. Nhưng không chú ý, để một người ho hoặc có vấn đề nhiễm khuẩn chăm sóc hoặc tiếp cận bé, chỉ một cái thơm nhẹ có thể gây ra một tình trạng nguy kịch.
+ Ở các bệnh viện lớn thường có 1 đơn vị y tế đặc biệt chuyên chăm sóc trẻ sinh non, các nhân viên y tế khi vào khu vực này đều phải đeo găng tay, bịt khẩu trang, quần áo toàn bộ đều tiệt trùng tuyệt đối. Khu vực chăm bé có hệ thống lọc không khí và khử khuẩn để đảm bảo vô trùng.
+ Khi bạn chăm sóc trẻ tại nhà, luôn lưu ý vấn đề vô trùng. Nên trang bị các bình xịt sát khuẩn để có thói quen rửa tay bằng nước diệt khuẩn thường xuyên.
+ Các đồ dùng, dụng cụ pha sữa luôn được tiệt trùng bằng nước sôi.
+ Các đồ dùng tã, áo quấn, chăn của bé phải được thay giặt thường xuyên, luôn ở tình trạng khô, sạch.
+ Các đồ bẩn phải được thay và mang ra khỏi khu vực chăm sóc trẻ sớm.
+ Trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ hàng ngày vì lớp biểu bì ngoài da của trẻ nhanh bị chết đi và làm bẩn da bé. Ngyên tắc là nước ấm, tắm nhanh, lau khô trong phòng ấm kín khí. Vào mùa đông, sau khi tắm bé nên thoa một lớp dầu chuyên dụng để giữ nhiệt cho bé.
+ Nên là những người có kinh nghiệm thực hiện việc tắm bé. Nếu bạn ở Hà nội hay các thành phố lớn nên thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện tắm bé cho đến khi bé trên 3kg.
+ Tuyệt đối hạn chế người không có nhiệm vụ chăm sóc trẻ lại gần trẻ. Điều này có thể là một khó khăn vì truyền thống của người Việt nam hay đi thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh sớm. Bạn hãy cố gắng trao đổi vấn đề với chồng và người thân, đặc biệt những vị cao niên trong nhà để tìm sự cảm thông và ủng hộ.
+ Trẻ sinh non nhẹ cân dưới lớp da không có hoặc có rất ít lớp mỡ giúp giữ ấm và ổn đinh nhiệt độ cho các cơ quan nội tạng, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh hay bị viêm phổi.
+ Khi trẻ được chăm sóc tại nhà, cần phải duy trì cho trẻ một môi trường nhiệt độ ổn định và ấm áp. Nhiệt độ phòng nên là từ 25-29 độ C, tùy từng vùng và tùy từng mùa, kín gió. Thân nhiệt của trẻ nên duy trì lý tưởng ở 37 độ C, nên có một nhiệt kế đo tai hoặc trán loại nhạy để theo dõi thường xuyên.
+ Có một điều nên lưu ý về nhiệt độ phòng, nhiệt độ phòng 25-29 độ C còn giúp cho không khí trẻ hít thở là không khí ấm, giúp bảo vệ phổi và hệ hô hấp cho trẻ.
+ Điều này khác hoàn toàn so với việc nhiệt độ phòng là 17hay 18 độ và bạn cho bé mặc nhiều lớp quấn. Như vậy có thể giúp cho bé ấm thân nhiệt, nhưng không đảm bảo không khí bé hít thở là không khí ấm, bé thở không khí lạnh rất dễ gặp vấn đề về đường hô hấp
+ Thường thì ở khí hậu miền bắc rất ít khi có thời tiết tự nhiên đáp ứng được điều kiện nuôi trẻ nhiệt độ lý tưởng 25-29 độ C, khi đó phải có trang bị điều hòa, nên là điều hòa 2 chiều loại tốt. Khi dùng điều hòa thì ngoài vấn đề nhiệt độ, cần lưu ý vấn đề độ ẩm, không khí quá khô sẽ làm cho trẻ hô hấp không tốt.
+ Khi dùng điều hòa nên dùng loại tốt, diện tích phòng nên lớn hơn 20 m2, tránh phòng bé, đầu xả của điều hòa cách chỗ trẻ nằm trên 3m, luôn theo dõi nhiệt độ và độ ẩm hợp lý.
+ Trẻ phải thường xuyên được đi vớ, tất, quấn khăn giữ ấm cổ, gan bàn chân, gan bàn tay, bụng …
+ Một trong những phương pháp giữ thân nhiệt và chăm sóc trẻ sinh non hiệu quả, rẻ tiền được áp dụng trên toàn thế giới và cứu sống rất nhiều trường hợp sinh non là phương pháp Kangaroo.
+ Mẹ ôm bé sát ngực mình, để da bé tiếp xúc hoàn toàn da mẹ, nhờ đó thân nhiệt của mẹ sẽ bảo vệ thân nhiệt của bé ở mức độ lý tưởng nhất, nhịp tim và nhịp thở của mẹ sẽ kích thích trẻ tránh những cơn ngưng tim bất chợt và nó giúp trẻ dễ ngủ hơn.
+ Để áp dụng phương pháp này người mẹ rất tốn sức, vì vậy nên bố trí số lượng người chăm trẻ nhiều hơn 1 chút, bao gồm cả người chăm bé và người chăm mẹ. Để mẹ có điều kiện nghỉ ngơi, có sức khỏe qua đó chăm bé được tốt nhất.
c. Dinh dưỡng tốt và hợp lý giúp trẻ khỏe và tăng cân nhanh:
+ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ sinh non tăng cường các yếu tốt miễn dịch, nó còn giúp bé dễ tiêu hóa, đặc biệt phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
+ Luôn ưu tiên sữa mẹ hàng đầu trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non khi chăm sóc bé. Hãy giữ cho mẹ khỏe, nhanh phục hồi sức sau sinh, có dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầy đủ để có sữa cho trẻ bú.
+ Trong những trường hợp đặc biệt, khi mẹ không thể có sữa cho trẻ bú, việc lựa chọn sữa ngoài cho trẻ cần phải hết sữc cẩn thận và kỹ lưỡng, nên có sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa nhi.
+ Hiện tại, các loại sữa tốt nhất cho chăm sóc trẻ sinh non trong các bệnh viện chuyên dụng là Sữa similac special care 24 được sản xuất tại Ohio Mỹ bởi tập đoàn dinh dưỡng Abbott Nutrision.
d. Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng:
+ Về lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng bú theo từng cữ nên tuân thủ nguyên tắc cho bé bú theo nhu cầu có tham khảo các yếu tố sau:
Trong tuần đầu tiên:
+ Mỗi cữ từ 8-10 ml/lần, chia làm 10-13 cữ tùy theo cân nặng, theo đó cần 60-70 ml sữa cho 1kg cân nặng, ví dụ trẻ 1,5kg cần khoảng 90-105ml sữa chia cho khoảng 10 cữ mỗi cữ bú khoảng 9ml sữa.
+Mỗi ngày nên cố gắng tăng thêm 10ml sữa cho bé ăn, ví dụ ngày đầu là 100ml thì ngày thứ 2 cố gắng là 110ml trong trường hợp bé đáp ứng tốt.
Trong tuần thứ 2:
+ Lượng sữa khuyến cáo cho mỗi lần ăn của trẻ là 15-10ml/lần, ngày ăn từ 10-12 lần tùy theo khả năng đáp ứng của trẻ.
+ Cách tính lượng sữa cho 1 ngày của trẻ là: cần 140ml sữa/ 1kg cân nặng ví dụ trẻ 1,5kg cần khoảng 140mlx1,5kg =210ml chia ra làm khoảng 10-12 cữ bú.
+ Vẫn cố gắng tăng thêm 10ml/ngày mỗi ngày nếu bé đáp ứng tốt, chú ý tăng từ từ không tăng đột biến.
Từ tuần thứ 3 trở đi cách tính như sau:
+ Trẻ cần khoảng 130kcal/1kg cân nặng cho một ngày.
+ Bạn cần đọc hướng dẫn trên hộp sữa để biết 1ml sữa pha chẩn cung cấp cho bé bao nhiêu kcal.
+ Ví dụ như loại Sữa Diamond Newborn baby sau cung cấp 1kcal=1ml, như vậy 1kg cân nặng của bé cần 130ml/ngày, bé 2 kg cần 260ml/ngày chia ra khoảng 10-12 lần bú.
+ Nếu bạn dùng loại sữa đặc dụng cho trẻ sinh non: Sữa similac special care 24 thì 30ml sữa sẽ cung cấp cho bé 24kcal, 1 ống 59 ml sẽ cung cấp cho bé 48kcal. Vậy nếu bé 2kg cần 260/48 = 5,5 ống 1 ngày.
+ Thường trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nên sẽ không đáp ứng được số lượt ăn trong ngày, để đảm bảo lượng bú của trẻ bố mẹ nên đánh thức trẻ dậy cho ăn rồi sau đó cho dỗ cho trẻ ngủ tiếp. Trẻ ngủ nhiều rất tốt vì trong lúc trẻ ngủ một loại hocmon kích thích sinh trưởng sẽ được tuyến yên sinh ra giúp trẻ tăng cân nhanh.
+ Không nên cho trẻ bú sữa khi trẻ đang ngủ vì trẻ sơ sinh luôn có phản ứng mút và nuốt, các phản ứng này sẽ mất đi khi trẻ lớn dần lên. Vì vậy, nếu cho trẻ bú sữa khi đang ngủ, sẽ dễ dàng nuôi trẻ trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài các bé này rất biếng ăn và khó chăm sóc.
d. Trẻ sơ sinh hay nôn trớ phải làm sao:
+ Trẻ sinh non cơ địa yếu, dạ dày còn nằm ngang và cơ tâm vị chưa đóng chặt nên dễ bị nôn trớ, các triệu chứng trên sẽ giảm dần khi bé lớn lên và hết hẳn sau khi bé qua 12 tháng tuổi. Mẹ cần phải thực hiện một số biện pháp giúp trẻ giảm nôn trớ:
+ Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, dùng biệp pháp cho bú tự nhiên là tốt nhất.
+ Nếu dùng sữa ngoài nên dùng các loại sữa dễ tiêu hóa, các loại sữa thủy phân.
+ Không ép trẻ ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.
+ Cho bé bú mẹ hoặc bú bình đúng tư thế, sau khi trẻ bú sau phải bế trẻ đúng tư thế khoảng 60 phút mới được đặt bé nằm.
+ Không quấn tã, băng rốn quá chặt.
+ Nếu trẻ bị nôn trớ, nên để trẻ nằm nghiêng hoăc ở tư thế cho sữa dễ trào ra nhất, đừng cố hạn chế trẻ nôn để tránh trường hợp trẻ bị sặc sữa.
+ Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, miệng trẻ sau khi trẻ bị nôn trớ, tránh cho đường hô hấp bị viêm nhiễm.
e. Xử lý các tình huống khác ở trẻ sinh non:
+ Mẹ cần biết rằng các triệu chứng không tốt, không ổn ở trẻ sinh non sẽ phát triển rất nhanh, nhiều khi chỉ cần từ sáng đến chiều là tình hình đã khác hẳn, xấu đi rất nhiều và xoay xở không kịp.
+ Bạn hãy tưởng tượng, nếu một bé 11 tháng chảy nước mũi thì sẽ cần theo dõi thêm 1 thời gian để xem bé có dấu hiệu sốt không, không sao cả.
+ Nhưng một trẻ sinh non có dấu hiệu xổ mũi buổi sáng thì buổi trưa họng đã có thể có vấn đề, và nếu để sang ngày hôm sau thì phổi cũng có thể bị ảnh hưởng rồi, nhiều trường hợp mới qua 1 ngày, hình ảnh của phổi chụp lên đã trắng xóa.
+ Vì vậy, khi có bất cứ một triệu chứng nào xấu ở trẻ sơ sinh, sinh non như ho, sốt hay tiêu chảy… đừng chần chừ, cần liên hệ ngay với bác sỹ nhi khoa để tìm cách xử lý gấp.
3. Trẻ sinh non phát triển như thế nào, biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non.
+ Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non khá là phức tạp với nhiều thông số, khó đọc và thường dành riêng cho các nhân viên y tế.
+ Nhưng mình sẽ chỉ cho bạn cách theo dõi quá trình phát triển của trẻ sinh non để biết trẻ sinh non tăng cân như thế nào và nhận định quá trình đó có bình thường, tốt hay không tốt rất đơn giản như sau:
+ Nguyên tắc là 1 tháng bạn nuôi ngoài bằng 1 tháng bình thường nuôi trong bụng mẹ là đạt yêu cầu, còn nếu tăng trưởng nhiều hơn là tốt.
+ Nếu bạn sinh bé ở tuần thứ X, và sau 4 tuần ở tuần thứ X+ 4 bạn cân bé thấy lượng cân nặng tăng là A. Bạn tra biểu đồ phát triển cân nặng của thai nhi ở tuần thứ X và tuần thứ X+4 và tìm hiệu số cân nặng của hai chỉ số trên được lượng cân nặng tăng là B, thì A>B là đạt yêu cầu.
+ Ví dụ: Bé của bạn sinh non ở tháng thứ 8 ( 32 tuần), bạn nuôi bé một tháng thì cân nặng của bé tăng sau 1 tháng phải bằng cân nặng của thai nhi tăng từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9 ( từ tuần 32 đến tuần 36).
+ Cân nặng của thai nhi tiêu chuẩn tuần 32 là 1702g, của tuần thứ 36 là 2622g, tăng trưởng là 920g
+ Như vậy nếu bé sinh non ở tháng thứ 8 thì sau 1 tháng cần tăng khoảng 920g là ổn và trên 1000g là tốt.
+ Nếu bạn không thích tính toán lắm thì nhớ số liệu, cứ 1 tháng lên khoảng 1-1,5kg là đạt yêu cầu.
+ Nếu bé tăng cân chỉ bằng 1/3 chỉ số theo yêu cầu thì là trẻ sinh non chậm phát triển, mẹ cần sự hỗ trợ của các nhân viên y tế có chuyên môn.
4. Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, bé sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được.
+ Hiện tại ở Việt nam đã nuôi sống thành công trường hợp bé sinh non song sinh từ 27 tuần thai nhi và cân nặng từ 500g. Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng đây là những trường hợp đặc biệt, thực hiện ở những cơ sở y tế hàng đầu tuyến trung ương và không phải ngày nào cũng làm được như vậy.
+ Vẫn là một nguyên tắc, càng hạn chế sinh non càng tốt, trẻ sinh ra có cân nặng càng cao càng an toàn.
+ Còn mức độ an toàn của tuần sinh và cân nặng của thai nhi phụ thuôc vào nhiều yếu tố, như sức khỏe của thai phụ, tình trạng của trẻ sau khi sinh, và điều kiện của cơ sở y tế nơi chăm sóc trẻ.
+ Ví dụ: cùng là trẻ sinh non 1,6kg nhưng trẻ sinh dựa trên sản phụ yếu khác dựa trên sản phụ khỏe, trẻ sinh non tim bẩm sinh khác trẻ sinh non bình thường.
+ Xét ở điều kiện bình thường, với các bệnh viện tuyến tỉnh trẻ sinh non trên 2kg là an toàn, ở các bệnh viện chuyên ngành tuyến trung ương khoảng trên 1,5kg thì khả năng phát triển vẫn rất tốt.
5. Trẻ sinh non có thông minh không, có phát triển bình thường không.
+ Trẻ sinh non gặp nhiều bất lợi về phát triển thể chất và kéo theo đó là phát triển trí tuệ. Một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến trẻ chính là lượng thuốc, và ảnh hưởng của quá trình mang thai của mẹ đến thai nhi trong quá trình mang thai.
+ Lý do là trẻ sinh non thường do sản phụ yếu, hoặc sản phụ có vấn đề về sức khỏe phải cần có sự hỗ trợ của thuốc, các tác dụng phụ của thuốc sẽ tác động đến quá trình phát triển của thai nhi.
+ Ngoài trường hợp trên, thì thể trạng và trí tuệ của trẻ phát triển bình thường nếu được chăm sóc đúng theo yêu cầu về dinh dưỡng cho trẻ sinh non trong 12 tháng đầu.
+ Trong 12 tháng đầu tiên, trẻ sinh non cần phải được cung cấp sữa cao năng lượng và có chứa hệ dưỡng chất IQ ( bao gồm DHA, Taurin, Cholin, Omega 3 và Omega 6 giúp phát triển não bộ toàn diện).
+ Theo quy trình về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sinh non không có sữa mẹ của bộ y tế hiện nay, khi trẻ dưới 3,6kg nên dùng Sữa similac special care 24 và khi trẻ trên 3,6kg nuôi bằng Sữa nước similac neosure 22 Kcal cho đến khi đủ 12 tháng, trẻ đảm bảo phát triển bình thường về thể chất và trí não.
6. Tiêm phòng cho trẻ sinh non như thế nào.
+ Trẻ sinh non tiêm phòng như trẻ sơ sinh bình thường nếu bé đủ cân nặng. Ngay sau khi sinh ở bệnh viện bé được tiêm mũi viêm gan B.
+ Khi thực hiện chăm sóc tại nhà, bé tiêm phòng ở y tế phường xã theo lịch tiêm hàng tháng, tại đơn vị y tế cơ sở nhân viên y tế sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và cân nặng của bé để quyết định tiêm các mũi tiêm phòng.
+ Thường thì nhân viên y tế sẽ cân nhắc theo hướng thiên về giữ an toàn cho trẻ nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm.
+ Bố mẹ rất chú ý các mũi tiêm ở tháng thứ nhất và tháng thứ 2 còn các tháng tiếp theo, cân nặng của bé thường đã tốt rồi nên sẽ không có vấn đề gì nguy hiểm.
+ Theo kinh nghiệm thì ở tháng thứ 2 có mũi 5 trong 1 nên đặc biệt chú ý, nếu trẻ ở các thành phố lớn, gia đình nên sử dụng mũi tiêm 6 trong 1 từ Pháp thì ít ảnh hưởng đến trẻ hơn.
+ Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề chăm sóc trẻ sinh non, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn, nếu cần thêm bất cứ thông tin nào, đừng ngại, hãy chat trực tuyến hoặc để lại câu hỏi ở mục bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi lại.
+ Bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm về chăm sóc trẻ sinh non trong thực tế của các mẹ được chia sẻ dưới mục bình luận.
+ Nếu bạn có bất cứ trải nghiệm và kinh nghiệm nào về chăm sóc trẻ sinh non, vui lòng ghi lại những kinh nghiệm của bạn trong mục bình luận ở dưới để đóng góp và giúp đỡ cộng đồng. Trân trọng sự giúp đỡ của bạn.
Khi trẻ đã đủ chiều cao, cân nặng như 1 đứa trẻ bình thường mẹ có thể sử dụng các loại sữa thông thường để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
>> Nếu mẹ muốn cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch thì Sữa NAN Nga, Sữa Physiolac hay Sữa Friso có thể là lựa chọn tốt nhất với các thành phần của sữa giống sữa mẹ tới 90%, sữa có đặc tính MÁT, giúp bé tăng cân đều mà không lo táo bón.
>> Mẹ muốn phát triển não bộ cho con với Sữa Optimum tăng 20%DHA từ tảo tinh khiết hoặc với Sữa Enfa của thương hiệu Mead Jonhson nổi tiếng của Mỹ?
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư ACS_Cửa hàng SữaBỉm.vn
Địa chỉ: 29- Ngõ 54 – Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Email: kientrucacs@gmail.com, hotline 0904.614.767
Địa chỉ: 29- Ngõ 54 – Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Email: kientrucacs@gmail.com, hotline 0904.614.767
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét